TCVN 4253:1986 (Bản PDF full đầy đủ) NỀN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG

TCVN 4253:1986 (Bản PDF full đầy đủ)

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM – TCVN 4253: 1986 – NỀN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ – Foundations of hydraulic engineering works – Design standard

Tiêu chuẩn này được dùng để thiết kề nền các công trình thủy công (công trình ở sông, ở biển và các hệ thống cải tạo đất).

Khi thiết kế nền các công trình thủy công, ngoài tiêu chuẩn này, cần phải theo các tiêu chuẩn khác có liên quan.

TCVN 4253:1986 (Bản PDF full đầy đủ)

1. Quy định chung

1.1. Nền các công trình thủy công cần được thiết kế trên cơ sở:

– Các kết quả khảo sát và nghiên cứu địa chất công trình, bao gồm các tài liệu về cấu tạo địa chất và đặc trưng cơ lí của từng vùng trong địa khối thuộc vùng xây dựng;

– Kinh nghiệm xây dựng các công trình thủy công có các điều kiện địa chất công trình tương tự;

– Các tài liệu đặc trưng của công trình thủy công được xây dựng (loại kết cấu, kích thước, trình tự xây dựng, các tải trọng tác dụng, các tác động, điều kiện sử dụng, v.v…);

– Các điều kiện thi công của địa phương;

– Kết quả so sánh kinh tế kỹ thuật các phương án về giải pháp thiết kế để chọn phương án tối ưu, nhằm tận dụng các đặc trưng về độ bền và biến dạng của đất đá nền và vật liệu dùng để xây dựng công trình với các chi phí quy dẫn nhỏ nhất.

1.2. Để đảm bảo độ tin cậy trong vận hành, độ bền lâu (tuổi thọ) và tính kinh tế của các công trình khởi công, khi thiết kế cần:

– Đánh giá các điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng với việc lập mô hình địa chất công trình của nền;

– Đánh giá sức chịu tải của nền và độ ổn định của công trình;

– Đánh giá độ bền cục bộ của nền;

– Đánh giá tính ổn định của các sườn dốc, mái dốc tự nhiên và nhân tạo;

– Xác định các chuyển vị của công trình do biến dạng của nền;

– Xác định các ứng suất tại mặt tiếp xúc của công trình với nền;

– Đánh giá độ bền thấm của nền, áp lực ngược của nước và lưu lượng thấm;

– Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật làm tăng sức chịu tải, giảm chuyển vị và đảm bảo độ bền lâu cần thiết của nền và công trình.

1.3. Cần xác định các tải trọng và tác động lên nền bằng tính toán, xuất phát từ sự làm việc đồng thời của công trình và nền, phù hợp với các quy định cơ bản về thiết kế các công trình thủy công.

1.4. Phải tính toán nền các công trình thuỷ công theo hai nhóm trạng thái giới hạn:

– Nhóm thứ nhất (theo sự không sử dụng được) – tính sự ổn định chung của hệ phương trình – nền và độ bền về thàm của nền;

– Nhóm thứ hai (theo sự không sử dụng bình thường được) – tính các chuyển vị của công trình, độ bền cục bộ của nền và độ ổn định của các sườn dốc tự nhiên.

Chú thích: Nếu sự bất ổn định của các sườn dốc dẫn tới trạng thái không sử dụng được công trình thì phải tính toán dộ ổn định của các sườn dốc này theo nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất.

Tải TCVN 4253:1986 (Bản PDF full đầy đủ)

Mời các bạn tải tài liệu trên google drive sau đây:

>>>Tại sản xuất nhôm đúc Hoàn Mỹ chúng tôi có thiết kế và sản xuất , lắp đặt  báo giá lan can nhôm đúc trên 63 tỉnh thành Việt Nam mời các bạn tham khảo và lựa chọn:

Video cổng + hàng rào nhôm đúc đẹp do chúng tôi lắp đặt cho khách hàng:

> Xem thêm:

0/5 (0 Reviews)

0413ef3290be2e785f95ec1d3fd967e9?s=90&d=mm&r=g“Sản xuất nhôm đúc Hoàn Mỹ kiến tạo không gian Hoàn Mỹ cho gia đình Việt “

Tôi là Đạt Lê - CEO Sản xuất nhôm đúc Hoàn Mỹ- Mang đến những không gian sống mơ ước đậm phong cách sang trọng đẳng cấp hoàng gia. Tạo nên giá trị qua dịch vụ thiết kế, sản xuất và thi công trọn gói sản phẩm nhôm đúc cao cấp ( cổng, cửa nhà, cửa sổ, lan can cầu thang, ban công, hàng rào, bàn ghế, xích đu,..) dành cho những người yêu cái đẹp.tiktok Pinterest logo Linkedin Instagram logo 2016.svg ic twitter


💌sanxuatnhomduchoanmy@gmail.com  📞𝟎𝟗𝟖𝟗𝟕𝟗𝟎𝟕𝟗𝟓

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *