TCXD 229:1999 (Bản PDF full) Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG – TCXD 229 : 1999 – CHỈ DẪN TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN ĐỘNG CỦA TẢI TRỌNG GIÓ THEO TIÊU CHUẨN TCVN 2737 : 1995. – Guidance for determination of dynamic component of the wind loads under TCVN 2737 : 1995

TCXD 229:1999 (Bản PDF full đầy đủ) về Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió

1. Phạm vi áp dụng TCXD 229:1999

1.1. Chỉ dẫn này dùng để tính toán thành phần động của tải trọng gió tác dụng lên các kết cấu, nền móng, nhà và công trình theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737 : 1995 [1].

1.2. Thành phần động của tải trọng gió phải được kể đến khi tính toán các công trình tháp, trụ, ống khói, cột điện, thiết bị dạng cột, hành lang băng tải, các giàn giá lộ thiên…, các nhà nhiều tầng cao hơn 40 mét, các khung ngang nhà công nghiệp một tầng một nhịp có độ cao trên 36 mét và tỉ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1,5.

1.3. Đối với công trình cao và kết cấu mềm (ống khói, trụ, tháp,…) còn phải tiến hành kiểm tra mất ổn định khí động. Việc kiểm tra có thể tham khảo phần phụ lục C của chỉ dẫn này.

1.4. Đối với các công trình đặc thù thuộc các ngành: giao thông, thủy lợi, điện lực, bưu điện… cần chú ý đến các yêu cầu tính toán riêng cho phù hợp với đặc tính của từng loại công trình.

2. Nguyên tắc cơ bản

2.1. Tải trọng gió gồm hai phần: thành phần tĩnh và thành phần động. Giá trị và phương tính toán của thành phần tĩnh tải trọng gió được xác định theo các điều khoản ghi trong tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737 : 1995 [1].

Thành phần động của tải trọng gió được xác định theo các phương tương ứng với phương tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió.

2.2. Thành phần động của tải trọng gió tác động lên công trình là lực do xung của vận tốc gió và lực quán tính của công trình gây ra. Giá trị của lực này được xác định trên cơ sở thành phần tĩnh của tải trọng gió nhân với các hệ số có kể đến ảnh hưởng của xung vận tốc gió và lực quán tính của công trình.

2.3. Việc tính toán công trình chịu tác dụng của động lực của tải trọng gió bao gồm: Xác định thành phần động của tải trọng gió và phản ứng của công trình do thành phần động của tải trọng gió gây ra ứng với từng dạng dao động.

2.4. Số hiệu của các công thức, các điều, mục, bảng biểu hoặc hình vẽ… được diễn giải hoặc quy định vận dụng trong nội dung của các điều, mục hoặc các phụ lục; nếu không ghi cụ thể các tài liệu kèm theo thì được hiểu là công thức, điều, mục, bảng biểu hoặc hình vẽ của chỉ dẫn này.

Tải TCXD 229:1999 (Bản PDF full đầy đủ)

Mời các bạn tải tài liệu trên google drive sau đây:

>>>Mời các bạn tham khảo mẫu cổng nhôm đúc đẹp của Sản xuất nhôm đúc Hoàn Mỹ thi công và lắp đặt trên 63 tỉnh thành Việt Nam

Video cổng + hàng rào nhôm đúc đẹp do chúng tôi lắp đặt cho khách hàng:

 

>>>Xem thêm:

TCXDVN 57:1973 (Bản PDF full đầy đủ) về Thiết kế tường chắn các công trình thủy công

TCXD 150:1986 (Bản PDF full đầy đủ) về thiết kế chống ồn cho nhà ở

Nguồn tham khải bài viết: https://nhomducnamphong.com/

 

0413ef3290be2e785f95ec1d3fd967e9?s=90&d=mm&r=g“Sản xuất nhôm đúc Hoàn Mỹ kiến tạo không gian Hoàn Mỹ cho gia đình Việt “

Tôi là Mai Văn Phong - CEO Công ty TNHH Nhôm đúc Nam Phong - Mang đến những không gian sống mơ ước đậm phong cách sang trọng đẳng cấp hoàng gia. Tạo nên giá trị qua dịch vụ thiết kế, sản xuất và thi công trọn gói sản phẩm nhôm đúc cao cấp ( cổng, cửa nhà, cửa sổ, lan can cầu thang, ban công, hàng rào, bàn ghế, xích đu,..) dành cho những người yêu cái đẹp.


💌sanxuatnhomduchoanmy@gmail.com  📞0353348989

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *