TCXDVN 334:2005 (Bản Word, PDF full đầy đủ)

tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM – TCXDVN 334 : 2005 – QUY PHẠM SƠN THIẾT BỊ VÀ KẾT CẤU THÉP TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP – Codes of painting for steel equipment and structure in the Civil and Industrial Construction

tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU

TCXDVN 334: 2005 “Quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp” được Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số ……../2005/QĐ-BXD ngày ….. tháng ….. năm 2005

1. Phạm vi áp dụng:

Quy phạm này áp dụng cho việc thi công các lớp sơn mới cũng như duy tu, sửa chữa màng sơn cũ của các thiết bị, kết cấu được chế tạo bằng thép trong xây dựng công nghiệp và dân dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

– ISO 8501-1:1988: “Chuẩn bị bề mặt thép trước khi sơn – Đánh giá mức độ sạch của bề mặt bằng mắt”.

– TCXD 170 : 1989: “Kết cấu thép – Gia công, lắp ráp và nghiệm thu – Yêu cầu kỹ thuật”.

– TCVN 2102 – 1993: “Sơn – Phương pháp xác định màu sắc”.

– TCVN 2097 – 1993: “Sơn – Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng” (soát xét lần 1).

– TCVN 2292:1978: “Công việc sơn – Yêu cầu chung về an toàn”.

3. Quy định chung

3.1. Việc thi công sơn thiết bị và kết cấu thép bao gồm các bước sau đây:

– Lập phương án thi công theo thiết kế (nếu không có thiết kế thì theo thỏa thuận với chủ đầu tư (chuẩn bị vật tư, làm sạch bề mặt, thi công các lớp sơn, nghiệm thu bàn giao).

– Kiểm tra giám sát quá trình thực hiện.

3.2. Vật liệu sơn trong quy phạm này là sơn dung môi hữu cơ, có các chỉ tiêu kỹ thuật đạt yêu cầu của thiết kế và phù hợp với tiêu chuẩn công bố của nhà sản xuất.

3.3. Việc lựa chọn loại sơn, màu sắc, số lớp, chiều dày của mỗi lớp sơn, mức độ làm sạch bề mặt, chu kỳ cần sơn duy tu, bảo dưỡng trong quá trình vận hành sử dụng của thiết bị và kết cấu thép được quy định trong thiết kế. Nếu không có thiết kế thì phải có sự thoả thuận giữa nhà thầu sơn và chủ đầu tư thông qua phương án thi công.

3.4. Việc sơn các thiết bị và kết cấu thép chỉ được thực hiện khi đã có biên bản nghiệm thu về mặt kết cấu cơ khí của chúng.

4. Làm sạch bề mặt trước khi sơn

4.1. Tất cả các bề mặt thiết bị và kết cấu thép, sau đây gọi chung là bề mặt thép, trước khi sơn đều phải qua công đoạn làm sạch bề mặt, bao gồm làm sạch dầu mỡ, bụi bặm, vảy thép, các vết gỉ, thuốc hàn, xỉ hàn, sơn cũ (nếu sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng màng sơn cũ).

Mức độ gỉ của bề mặt thép trước khi làm sạch được chia làm 4 mức (A, B, C, D) như quy định trong bảng 1 (phân mức này sẽ được sử dụng nếu nghiệm thu làm sạch bằng hình ảnh có trong ISO 8501-1:1988).

Tải TCXDVN 334:2005 (Bản Word, PDF full đầy đủ)

Mời các bạn tải tài liệu trên google drive sau đây:

>>Tại sản xuất nhôm đúc Hoàn Mỹ chúng tôi có thiết kế và sản xuất , lắp đặt sản phẩm nhôm đúc đẹp trên 63 tỉnh thành Việt Nam mời các bạn tham khảo và lựa chọn:

Video cổng + hàng rào nhôm đúc đẹp do chúng tôi lắp đặt cho khách hàng:

> Xem thêm:

0413ef3290be2e785f95ec1d3fd967e9?s=90&d=mm&r=g“Sản xuất nhôm đúc Hoàn Mỹ kiến tạo không gian Hoàn Mỹ cho gia đình Việt “

Tôi là Mai Văn Phong - CEO Công ty TNHH Nhôm đúc Nam Phong - Mang đến những không gian sống mơ ước đậm phong cách sang trọng đẳng cấp hoàng gia. Tạo nên giá trị qua dịch vụ thiết kế, sản xuất và thi công trọn gói sản phẩm nhôm đúc cao cấp ( cổng, cửa nhà, cửa sổ, lan can cầu thang, ban công, hàng rào, bàn ghế, xích đu,..) dành cho những người yêu cái đẹp.


💌sanxuatnhomduchoanmy@gmail.com  📞0353348989

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *