TCXDVN 363:2006 (Bản Word, PDF full đầy đủ) KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

TCXDVN 363: 2006 KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM – TCXDVN 363: 2006 – KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN CỦA CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU CHỊU UỐN TRÊN CÔNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM CHẤT TẢI TĨNH – Reinforced concrete structures – strength evaluation of flexural members in situ by static load test

TCXDVN 363: 2006 KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

LỜI NÓI ĐẦU

Tcxdvn 363: 2006 do viện khoa học công nghệ xây dựng biên soạn, vụ khoa học công nghệ trình duyệt, bộ xây dựng ban hành theo quyết định số:.03/2006/QĐ-BXD ngày.24..tháng.02.năm 2006

PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định hướng dẫn cách kiểm tra đánh giá độ bền hoặc mức độ tải an toàn của các bộ phận kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn trên công trình bằng phương pháp chất tải tĩnh tại hiện trường.

Đối tượng kiểm tra đánh giá là các kết cấu dầm, sàn bê tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép ứng lực trước, thi công tại chỗ hoặc lắp ghép, được liên kết với hệ kết cấu tổng thể của công trình và chịu tác động của tải trọng thẳng đứng.

Tiêu chuẩn này áp dụng trong các trường hợp khi đối tượng kiểm tra:có biểu hiện hư hỏng, xuống cấp;bị nghi ngờ chất lượng kém do thiết kế, cung ứng vật liệu hoặc thi công gây ra;không có thiết kế rõ ràng và khả năng mang tải chưa biết; có sự thay đổi cấu tạo kết cấu làm cho các đặc trưng chịu lực thay đổi khác đi so với thiết kế;cần được chứng minh khả năng chịu tải sau khi đã được sửa chữa, gia cường.tiêu chuẩn này không áp dụng cho các trường hợp sau:nghiệm thu sản phẩm kết cấu được sản xuất hàng loạt.đánh giá khả năng chịu tải của kết cấu bê tông ứng lực trước khi nghi ngờ cốt thép dự ứng lực bị ăn mòn.đánh giá nền, móng công trình.thử tải cầu và các công trình giao thông chịu tải trọng động.tài liệu viện dẫn

356-2005. “kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế”.

TCXDVN 2737-1995. “tải trọng và tác động – tiêu chuẩn thiết kế”.

TCXDVN 318:2004. “kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – hướng dẫn công tác bảo trì”.

TCXD 225:2000. “bê tông nặng – đánh giá chất lượng bê tông – chỉ dẫn phương pháp xác định vận tốc xung siêu âm”.

TCXD 239:2000. “bê tông nặng – chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình”

TCXD 240:2000. “bê tông nặng – phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông”.

TCXD 274:2002. “cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn. phương pháp thí nghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt”.

TCVN 197-85. “kim loại – phương pháp thử kéo”.

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Dàn giáo an toàn: hệ thống dàn giáo được bố trí bên dưới nhưng không tiếp xúc với bộ phận kết cấu được thí nghiệm, có tác dụng chống đỡ bộ phận kết cấu được thí nghiệm trong trường hợp kết cấu bị phá hoại.

Số liệu thí nghiệm: số liệu đọc được từ các thiết bị thí nghiệm như số liệu về độ võng, góc xoay, bề rộng vết nứt, tải trọng …

Số liệu thí nghiệm ban đầu: là số liệu thí nghiệm được lấy tại thời điểm ngay trước khi chất tải trọng thí nghiệm cho mỗi thí nghiệm chất tải hoặc thí nghiệm chất tải lại.

Độ võng: dịch chuyển tương đối do tải trọng gây ra tại một điểm của bộ phận kết cấu (dầm, bản) so với dịch chuyển của gối tựa theo phương thẳng đứng.

Độ võng dư: độ võng đo được sau khi hạ tải 24 giờ so với độ võng ban đầu khi chưa có tải thí nghiệm.

Tải trọng tính toán: tải trọng dùng trong thiết kế, xác định bằng các tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số vượt tải và các hệ số tổ hợp tải trọng.

Ký hiệu

D – tải trọng thường xuyên tiêu chuẩn, dan;

L – tải trọng tạm thời tiêu chuẩn, dan;

H – chiều cao tiết diện của bộ phận kết cấu thí nghiệm, mm;

– Độ võng lớn nhất đo được trong quá trình thí nghiệm, mm;

– Độ võng dư đo được, mm;

ln – nhịp tính toán của bộ phận kết cấu thử, mm, được xác định như sau:

+ đối với dầm có liên kết hai đầu (một nhịp hoặc nhiều nhịp), ln là trị số nhỏ hơn trong hai trị số:

khoảng cách giữa tâm của các gối.

khoảng cách thông thuỷ giữa các gối cộng với chiều cao tiết diện dầm.

+ đối với dầm liên kết một đầu (công xôn): ln ­được tính bằng 2 lần khoảng cách từ mép gối tựa đến đầu tự do của dầm.

+ đối với bản liên kết 4 cạnh lấy ln như với dầm nhưng theo nhịp ngắn hơn.

Tải TCXDVN 363:2006 (Bản Word, PDF full đầy đủ)

Mời các bạn tải tài liệu trên google drive sau đây:

>>>Tại sản xuất nhôm đúc Hoàn Mỹ chúng tôi có thiết kế và sản xuất , lắp đặt  bao gia lan can nhom duc trên 63 tỉnh thành Việt Nam mời các bạn tham khảo và lựa chọn:

Video cổng + hàng rào nhôm đúc đẹp do chúng tôi lắp đặt cho khách hàng:

>> Xem thêm:

0413ef3290be2e785f95ec1d3fd967e9?s=90&d=mm&r=g“Sản xuất nhôm đúc Hoàn Mỹ kiến tạo không gian Hoàn Mỹ cho gia đình Việt “

Tôi là Mai Văn Phong - CEO Công ty TNHH Nhôm đúc Nam Phong - Mang đến những không gian sống mơ ước đậm phong cách sang trọng đẳng cấp hoàng gia. Tạo nên giá trị qua dịch vụ thiết kế, sản xuất và thi công trọn gói sản phẩm nhôm đúc cao cấp ( cổng, cửa nhà, cửa sổ, lan can cầu thang, ban công, hàng rào, bàn ghế, xích đu,..) dành cho những người yêu cái đẹp.


?sanxuatnhomduchoanmy@gmail.com  ?0353348989

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *